SỰ ĐA DẠNG CỦA MẮM TRONG ẨM THỰC VIỆT Ngày cập nhật: 19-05-2022 13:14:39 PM

Mắm từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc, là đặc sản của người dân Việt Nam. Dọc theo chiều dài đất nước, có rất nhiều loại đặc sản làm từ mắm. Cùng Thái Long khám phá nhiều loại mắm đặc trưng nhé
 

1. Mắm tôm

Mắm tôm là một đặc sản nổi tiếng về độ nặng mùi. Mắm tôm nổi tiếng khắp cả nước và cả những người Việt xa quê với món bún đậu mắm tôm, bún riêu cua thì cũng cần phải có chút mắm tôm mới đậm vị, thịt giả cầy…Mắm tôm ngon nhất phải kể đến là mắm tôm Thanh Hóa với màu tím đặc trưng, hương nồng, mịn, không bị lẫn muối hạt và đặc biệt vị rất ngon. Mắm tôm có lẽ là loại mắm khó ăn nhất, có những người chỉ cần nghe mùi thôi đã không muốn cảm được món ăn này, nhưng nếu đã thưởng thức được thì lại rất mê mệt. Không phải làm từ tôm, tép như nhiều nơi khác mà mắm tôm xứ Thanh được làm từ con moi biển đánh bắt ở vùng biển Hậu Lộc. Nghề chế biến mắm tôm có từ lâu đời, xuất hiện vào thế kỷ thứ 12, chính vì vậy người dân nơi đây có kinh nghiệm chọn nguyên liệu và chế biến kỹ từng công đoạn đã tạo ra món mắm đặc trưng riêng.
 
 

2. Mắm ruốc

Mắm ruốc được làm từ ruốc, hay còn gọi là tép moi, tép biển, moi, sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn. Nhưng có màu sắc và mùi vị tương đối giống mắm tôm. Mắm ruốc có vị tanh vừa phải, thơm nhẹ, không quá mặn, màu đỏ hồng. Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người dân xứ Huế . Mắm ruốc thường được sử dụng nhiều ở các nước Đông Nam Á và Nam Trung Hoa.

Dựa vào thời ủ để phân biệt mắm ruốc và mắm tôm:

– Đối với mắm ruốc, thường được ủ trong ít nhất 6 tháng. Để mắm đậm đà và thơm hơn thì 10 tháng mới có thành phẩm đạt tiêu chuẩn.


 

3. Mắm nêm

Nếu như du khách đã từng nếm món bánh tráng cuốn thịt heo nổi tiếng ở Đà Nẵng thì không thể không có ấn tượng với món mắm nêm ngon tuyệt. Hay mắm cá cơm Bình Định cũng tương tự. Mắm cá cơm ngon nhất phải được làm từ cá cơm than, lúc cá mới được bắt lên ghe còn tươi roi rói. Để làm món mắm này, cá được ướp muối, sau đó ủ khoảng 3 tháng rồi múc ra chén, thêm đường, chanh, tỏi bằm nhuyễn và ớt nguyên trái dằm vào, trộn đều lên với thính, đường là được.Mắm cá cơm phải cay nhiều ớt mới đúng chất miền Trung, phổ biến được dùng để chấm ăn với rau luộc, cà giòn, bánh tráng thịt heo luộc,...và nhất là mua về làm quà cho mọi người cũng rất là ý nghĩa.
 

 

4. Mắm thái

Đến với vùng sông nước miền Tây, du khách hãy ghé thăm An Giang để thưởng thức “vương quốc mắm” ở vùng Châu Đốc. Được mệnh danh như vậy bởi Châu Đốc có một vị trí rất ngư ông đắc lợi – nằm ngay ngã ba sông Hậu, một trong hai nhánh của sông Mekong nổi tiếng với trữ lượng cá trong tự nhiên vô cùng phong phú. Đến đây, du khách sẽ bắt gặp các loại hấp dẫn và đa dạng như mắm cá linh, cá lóc, cá trèn, ba khía, cá sặc... hay nổi tiếng nhất là mắm Thái được bày bán khắp nơi. Mắm thái khác với các loại mắm khác bởi thành phần chính là cá lóc và đu đủ xanh (cả hai đều được xắt nhuyễn, có nhiều giả thuyết cho rằng vì lý do đó mà loại mắm này có tên như thế). Du khách có thể có nhiều cách thưởng thức mắm thái khác nhau, nhưng ngon nhất là ăn kèm với một mâm đầy đủ gồm bún, rau xanh, thịt luộc, bánh tráng. Không những vậy, du khách còn có thể mua về làm quà đặc sản trứ danh.
 

 

5. Mắm tép

Mắm tép đặc sản danh bất hư truyền của miền đất danh kiệt Ninh Bình, nhưng không một ai biết được từ khi nào và ở đâu xuất hiện mắm tép này. Thành phần chính để làm nên mắm tép là những loại tép riu còn tươi, già, thân tròn nhỏ và có màu xanh lam. Điều tiên quyết có thể quyết định mắm đó ngon hay không, trước hết nguyên liệu phải tươi ngon. Để đánh bắt được tép, người ta phải đi từ sáng sớm tinh mơ, khi thời tiết mát mẻ, đánh bắt ở chỗ nào có nhiều rong rẻ, rong trơn thì tép mới ngon và tươi roi rói. Với những người có kinh nghiệm riu tép, hàng năm vào khoảng tháng 11 và tháng 12 âm lịch, khi nước hơi đục một chút thì sẽ có nhiều tép hơn. Mắm tép là một thứ thực phẩm dân dã nên hầu như nhà nào cũng có, tuy nhiên để có thể làm mắm ngon thì phải có đôi bàn tay khéo léo của người làm ra nó. Người làm phải thực hiện một quy trình nghiêm ngặt, cẩn thận từ khâu đãi tép để không còn cát sạn, sơ chế tép, rang thính, ủ mắm... Sau khi qua sơ chế, người ta phải bịt kín để từ một tháng trở lên mới đem nấu chín. Mắm càng để lâu mắm mới ngon ngọt, đậm đà, rất hấp dẫn.
 

 

6. Mắm rươi

Tháng chin ăn rươi, tháng mười ăn nhộng, hay bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy. Câu nói dân gian nói về mùa rươi nhiều nhất trong năm. Rươi là loài nhuyễn thể sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặm. Rươi thường được dùng để chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng như chả rươi, nem rán từ rươi, lẩu rươi, rươi rang muối và đặc biệt là mắm rươi Nếu thực khách đã từng nghe đến món chả rươi ngon tuyệt của miền Bắc thì hãy đến Trà Vinh thưởng thức món mắm rươi hấp dẫn không kém. Rươi sau khi vớt lên sẽ được đem rửa sạch rồi ủ trong lu cùng nước và muối hột, cuối cùng đem phơi nắng khoảng 10-15 ngày. Nước mắm rươi sẽ có màu màu vàng óng của mật ong và có một mùi thơm rất đặc trưng. Với loại mắm này, người ta sẽ vắt thêm chanh, ớt là có thể chấm cùng thịt luộc, rau xanh có mùi hăng nồng hay hương thơm mạnh như cải cúc, lá cần, hành hoa cắt khúc, hay húng để có thể dễ ăn hơn cho một số du khách.
 

 

7. Mắm nhum

Con nhum hay còn gọi là nhím biển được người dân Bình Định đánh bắt để làm nên món mắm nhum nổi tiếng. Nguyên liệu chính để làm nên món mắm này là những con nhum biển. Nhum sau khi được làm sạch người ra sẽ rắc thêm muối rồi cất trong chum, phơi ngoài nắng chừng 20 ngày sẽ chín. Mắm mang màu đỏ rất đặc trưng, hương vị mằn mặn, béo bùi của nhím biển sẽ dễ dàng được du khách cảm nhận chỉ ngay lần nếm thử đầu tiên. Mắm nhum là một trong những đặc sản thú vị của Bình Định, tuy nhiên do độ khó của nguyên liệu cùng cách chế biến, chỉ những người sành ăn hay dân địa phương mới biết tên hay có dịp thưởng thức món ăn này. Chính vì vậy, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức mắm nhum khi ghé qua địa danh này nhé. 
 


Qua bài viết này, bạn đã biết thêm nhiều loại mắm ở Việt Nam rất đa dạng phong phú phải không nào

Công ty Cổ phần LAVELA là doanh nghiệp hàng đầu chuyên sản xuất nước mắm, gia vị và các loại thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Chúng tôi sở hữu hai thương hiệu: Thái Long, Kabin với các dòng sản phẩm gia vị với chất lượng tuyệt hảo. 

Văn phòng chính: 25A Nguyễn Duy Hiệu, Phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Nhà máy SX: CN CÔNG TY CỔ PHẦN LAVELA TẠI BÌNH THUẬN
Địa chỉ: Lô C9-I, Đường N4, KCN Hàm Kiệm I, Xã Hàm Mỹ, Huyện  Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận
Hotline: 1900 2323 38 (8h - 17h30 từ Thứ 2 đến Thứ 6)
Email: lavela@lavela.com.vn
Fanpage: Thái Long - Nước mắm đặc sản Phan Thiết
Youtube: Thái Long - Nước mắm đặc sản Phan Thiết

Gợi ý tương tự

04 CÔNG DỤNG ĐÁNG NGẠC NHIÊN TỪ NƯỚC CỐT DỪA OPERA
VÌ SAO NƯỚC MẮM THÁI LONG LÀ LỰA CHỌN CỦA NHIỀU GIA ĐÌNH VIỆT?
SAI LẦM KHI SỬ DỤNG NƯỚC MẮM
7 NGÀY ĐẬM ĐÀ THÊM TRỌN VỊ YÊU VỚI NHỮNG MÓN ĂN NGON
BÍ QUYẾT SỬ DỤNG MUỐI VÀ NƯỚC MẮM ĐÚNG CÁCH
MẸO GIÚP MÓN CHIÊN KHÔNG BỊ BẮN DẦU