Dọc theo đường cong bờ biển Việt Nam là những vùng nước mắm nổi tiếng và lâu đời, những làng nghề làm mắm ngon trứ danh ở Việt Nam thì 5 cái tên sau không thể bỏ qua:
1. Phan Thiết – Bình Thuận
Phan Thiết một địa phương có nghề làm nước mắm lâu đời. Nước mắm Phan Thiết thuộc loại ‘lão làng’ và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường trong nước. Ngoài cách chế biến trong thùng lều, để làm nước mắm, người dân Phan Thiết còn ướp cá trong lu.Sở dĩ nước mắm Bình Thuận nổi tiếng với hương vị đặc trưng, mặn mòi vị biển vì từng khâu chế biến đều được đảm bảo đúng chuẩn. Nguyên liệu được tuyển chọn rất cầu kỳ và kỹ lưỡng. Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ những con cá cơm và cá nục nhỏ nhắn, tươi nguyên. Mặc dù có nhiều loại cá cơm như cá cơm đỏ, cơm than, sọc tiêu, sọc phấn, phấn chì, cơm lép… nhưng nước mắm được làm từ cơm than và sọc tiêu là thơm ngon và tròn vị hơn cả.
2. Phú Quốc – Kiên Giang
Vùng biển xung quanh đảo Phú Quốc có nhiều rong biển và phù du làm thức ăn cho các loài cá cơm, cho nên có nguồn lợi cá cơm rất lớn. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên này để làm nước mắm ở Phú Quốc đã có lịch sử trên 200 năm.Để có nước mắm ngon, nguyên liệu cần thiết chính là cá cơm nhưng phải là cá cơm sọc tiêu, cơm đỏ và cơm than để cho ra chất lượng nước mắm cao nhất và ngon nhất. Cá cơm ở đây thịt mềm và chỉ có ở vùng biển Kiên Giang. Muối ướp mua về từ Bà Rịa – Vũng Tàu không phèn, không tạp chất; muối ở các vùng khác ướp không ngon kết hợp với đặc trưng về điều kiện khí hậu, nguồn nước, tay nghề…
3. Cát Hải – Hải Phòng
Vùng biển Hải Phòng nằm trong khu vực vịnh Bắc Bộ, với các ngư trường lớn như Cát Hải, Bạch Long Vĩ có nguồn cá tự nhiên tương đối dồi dào và phong phú nên rất thích hợp cho việc làm nước mắm.Hầu như loại cá nào cũng làm được nước mắm nhưng để cho ra nước mắm có giá trị cảm quan, chỉ tiêu chất lượng và dinh dưỡng cao nhất chỉ có thể là cá cơm than, cơm trắng, cá thu. Cá biển phải được đánh bắt đúng mùa vụ, lúc con cá trưởng thành, béo mập, để cho ra nước mắm có độ đạm cao nhất. Bên cạnh cá biển tươi sạch, muối cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Muối dùng để ủ cá phải là loại tinh khiết, có độ kết tinh cao, ít lẫn tạp chất.
Nước mắm Cát Hải ở Hải Phòng được chế biến theo phương thức cổ truyền gia nhiệt bằng ánh nắng mặt trời, kích thích bằng sự lên men trong chượp.
4. Cà Ná – Ninh Thuận
Ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20, trải qua hơn một thế kỉ, nghề làm nước mắm ở Cà Ná – Bình Thuận vẫn được gìn giữ và phát triển.Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng biển Cà Ná có loài cá cơm với sản lượng khai thác hàng năm trên 10.000 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu chế biến nước mắm truyền thống của cư dân địa phương. Sau một năm đưa vào muối chượp, cá cơm cho ra loại nước mắm có hương thơm nồng nàn, vị ngọt quyến rũ, sắc màu vàng óng của cá.
5. Ba Làng -Tĩnh Gia – Thanh Hóa
Ba Làng – Tĩnh Gia là một huyện duyên hải của Thanh Hóa. Nơi có các làng chài truyền thống với các sản phẩm nổi tiếng như, nước mắm chắt cá cơm, mắm tôm, mắm tép, mắm chua Ba Làng. Các loại mắm là thành quả của những vụ mùa đánh bắt bội thu các sản vật của biển.Với vị trí địa lý thuận lợi trên bến dưới thuyền, hải sản đánh bắt được chuyển ngay về bến cá, phân loại và chế biến. Chính điều này tạo ra chất lượng nước mắm Ba Làng. Cá làm mắm phải là loại trung bình, đều con và quan trọng nhất là phải tươi.
Công ty Cổ phần LAVELA là doanh nghiệp hàng đầu chuyên sản xuất nước mắm, gia vị và các loại thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Chúng tôi sở hữu hai thương hiệu: Thái Long, Kabin với các dòng sản phẩm gia vị với chất lượng tuyệt hảo.
Văn phòng chính: 25A Nguyễn Duy Hiệu, Phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Nhà máy SX: CN CÔNG TY CỔ PHẦN LAVELA TẠI BÌNH THUẬN
Địa chỉ: Lô C9-I, Đường N4, KCN Hàm Kiệm I, Xã Hàm Mỹ, Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận
Hotline: 1900 2323 38 (8h - 17h30 từ Thứ 2 đến Thứ 6)
Email: lavela@lavela.com.vn
Fanpage: Thái Long - Nước mắm đặc sản Phan Thiết
Youtube: Thái Long - Nước mắm đặc sản Phan Thiết